Thuốc ‘Procoralan 5mg’ Là gì?
Thuốc Procoralan 5 có thành phần chính là Ivabradin, dùng trong điều trị triệu chứng đau thắt ngực mạn tính ổn định ở bệnh nhân mạch vành có nhịp xoang bình thường.
Thành phần của ‘Procoralan 5mg’
- Dược chất chính: Ivabradin
- Loại thuốc: Tim mạch, huyết áp
- Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén bao phim 5 mg
Công dụng của ‘Procoralan 5mg’
Procoralan được dùng trọng điều trị triệu chứng đau thắt ngực mạn tính ổn định ở bệnh nhân mạch vành có nhịp xoang bình thường.
Procoralan được chỉ định trong chữa trị trên những bệnh nhân không dung nạp hoặc chống chỉ định với chẹn beta hoặc phối hợp với chẹn beta trên những bệnh nhân chưa được kiểm soát đầy đủ với chẹn beta và có nhịp tim > 60 nhịp/phút.
Liều dùng của ‘Procoralan 5mg’
Cách dùng
Phải dùng đường uống các viên nén, mỗi ngày 2 lần, tức một lần vào buổi sáng, một lần vào buổi tối trong các bữa ăn.
Liều lượng
Liều khuyến cáo khởi đầu thông thường: Uống 5 mg/lần, mỗi ngày 2 lần.
Sau 3-4 tuần điều trị, có thể tăng liều 7,5 mg/lần, ngày hai lần, tùy thuộc vào đáp ứng điều trị.
Tình trạng nhịp tim giảm đến dưới 50 lần mỗi phút lúc nghỉ ngơi xảy ra dai dẳng hoặc bệnh nhân có gặp những triệu chứng liên quan đến nhịp tim chậm như choáng váng, mệt mỏi hoặc tụt huyết áp, thì phải giảm liều đến mức có thể là 2,5 mg/lần, mỗi ngày 2 lần (tức một nửa của viên 5 mg, mỗi ngày 2 lần). Ngừng điều trị nếu nhịp tim vẫn dưới 50 lần/phút hoặc các triệu chứng của nhịp chậm vẫn tồn tại.
Người cao tuổi nên uống nửa liều so với những liều thông thường.
Bệnh nhân suy gan, thận, không cần điều chỉnh liều ở mức suy gan nhẹ, và thận có độ thanh lọc creatinin > 15ml/phút.
Làm gì khi dùng quá liều?
Nếu người bệnh dùng quá liều, nên đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế gần nhất để có thể cấp cứu kịp thời.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu thời gian đã gần với liều tiếp theo, có thể bỏ qua liều đã quên và thực hiện theo đúng lịch trình ban đầu. Không tự ý gấp đôi liều lượng thuốc trong lần sử dụng tiếp theo.
Tác dụng phụ của ‘Procoralan 5mg’
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh sẽ gặp một số tác dụng phụ như: nhìn chói sáng, nhịp tim chậm, nhức đầu, choáng váng, rối loạn thị giác. Một số tác dụng phụ hiếm như đánh trống ngực, ngoại tâm thu trên thất, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, chóng mặt, khó thở, rút cơ.Hãy liên hệ với bác sĩ nên cơ thể xuất hiện các triệu chứng lạ gây ảnh hưởng tới sức khỏe để có phương pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý của ‘Procoralan 5mg’
Thận trọng khi sử dụng
Loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, đang dùng diltiazem, verapamil, thuốc kéo dài đoạn QT, rung nhĩ kéo dài, mới bị đột quỵ, HA thấp từ mức nhẹ-trung bình, suy tim mạn, viêm võng mạc sắc tố, suy gan vừa, suy thận nặng cần thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc.
Thuốc không sử dụng cho các trường hợp mẫn cảm với thành phần thuốc, nhịp tim lúc nghỉ < 60 lần/phút trước khi điều trị, sốc tim, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim cấp, HA quá thấp (< 90/50mmHg), cơn đau thắt ngực không ổn định, suy tim nặng, dùng máy tạo nhịp, suy gan nặng.
Tương tác thuốc
- Không nên phối hợp với ivabradine:
Tránh phối hợp các thuốc tim mạch và không tim mạch gây kéo dài đoạn QT cùng với ivabradine vì tình trạng kéo dài đoạn QT có thể trầm trọng hơn do giảm nhịp tim. Nếu cần phối hợp, phải theo dõi chặt chẽ trạng thái tim (xem mục Thận trọng lúc dùng).
Các chất ức chế và gây cảm ứng CYP3A4 có khả năng tương tác với ivabradine và có ảnh hưởng tới chuyển hóa và dược động học của ivabradine ở mức độ có ý nghĩa lâm sàng. Nghiên cứu tương tác thuốc đã xác định là các chất ức chế CYP3A4 làm tăng nồng độ của ivabradine trong huyết tương, trong khi các chất gây cảm ứng lại làm giảm nồng độ ivabradine. Tăng nồng độ trong huyết tương của ivabradine có thể liên quan tới nguy cơ chậm nhịp tim quá mức.
Chống chỉ định phối hợp ivabradine với những chất ức chế mạnh CYP3A4 như thuốc chống nấm nhóm azole (ketoconazole, itraconazole), kháng sinh nhóm macrolide (clarithromycin, erythromycin uống, josamycin, telithromycin), chất ức chế HIV protease (nefinavir, ritonavir) và mefazodone (xem mục Chống chỉ định). Các chất ức chế CYP3A4 mạnh như ketoconazole (200 mg, ngày 1 lần) hoặc josamycin (1g, ngày 2 lần) làm tăng nồng độ ivabradine trong huyết tương lên 7 đến 8 lần.
Phối hợp ivabradine với những chất ức chế vừa phải CYP3A4 (ví dụ: fluconazole) có thể tiến hành thận trọng với liều khởi đầu là mỗi lần 2,5 mg, mỗi ngày 2 lần. Chỉ nên phối hợp khi nhịp tim lúc nghỉ là > 60 nhịp một phút, sau đó phải theo dõi sát nhịp tim.
Nước ép bưởi: phối hợp uống với nước ép bưởi làm tăng nồng độ ivabradine lên gấp 2 lần. Vì vậy trong thời kỳ uống ivabradine, cần hạn chế ăn bưởi.
Những chất gây cảm ứng CYP3A4 (ví dụ: rifampicin, các barbiturate, phenytoin, Hypericum perforatum (St. John’s Wort)) có thể làm giảm nồng độ và hiệu lực của ivabradine. Nếu phối hợp với những chất gây cảm ứng CYP3A4, cần điều chỉnh liều ivabradine.
Phối hợp ivabradine mỗi lần 10 mg, mỗi ngày 2 lần cùng St. John’s Wort cho thấy làm giảm một nửa diện tích dưới đường cong của ivabradine; do đó cần hạn chế dùng St. John’s Wort trong thời kỳ uống ivabradine.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.