Thuốc ‘Natrilix SR’ Là gì?
Natrilix 1.5 mg, chứa thành phần chính Indapamide, có tác dụng điều trị bệnh tăng huyết áp vô căn.
Thành phần của ‘Natrilix SR’
-
Dược chất chính: Indapamide
-
Loại thuốc: Thuốc tim mạch huyết áp.
-
Dạng thuốc, hàm lượng: Viên bao phim phóng thích chậm 1,5 mg
Công dụng của ‘Natrilix SR’
Indapamid dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp vô căn.
Indapamid có thể hiệp đồng hoặc tăng cường tác dụng các thuốc chống tăng huyết áp khác.
Indapamid cũng được dùng điều trị phù và giữ muối do suy tim hoặc nguyên nhân khác. Trong suy tim trái nặng, cấp, trước tiên phải dùng các thuốc lợi niệu mạnh hơn như bumetanid hoặc furosemid.
Liều dùng của ‘Natrilix SR’
Cách dùng
Chú ý dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều dùng
-
Ðiều trị tăng huyết áp: Liều dùng cho người lớn là 1 viên 2,5 mg indapamid mỗi ngày, uống vào buổi sáng. Gần đây, liều khuyên dùng 1,25 mg/ngày, 1 lần, cho kết quả tốt và ít phản ứng phụ.
-
Ðiều trị phù: Liều dùng cho người lớn là 2,5 mg indapamid, dùng một lần trong ngày và sau 1 tuần có thể tăng tới 5 mg/lần/ngày. Hiện nay có những thuốc lợi tiểu mạnh hơn như bumetanid hoặc furosemid.
-
Chưa có kinh nghiệm dùng indapamid cho trẻ em.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng do quá liều gồm có rối loạn chất điện giải, hạ huyết áp, yếu cơ, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, suy hô hấp.
Ðiều trị quá liều là điều trị triệu chứng, không có thuốc giải độc đặc hiệu.
Nếu quá liều cấp tính, cần tiến hành rửa dạ dày hoặc gây nôn ngay. Cần đánh giá cẩn thận cân bằng nước và chất điện giải sau khi rửa dạ dày. Ðiều trị hỗ trợ duy trì chức năng hô hấp và tuần hoàn.
Làm gì khi quên 1 liều?
Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, khi bỏ quên liều mà đã gần tới thời gian uống liều tiếp theo bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc của bạn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều bỏ lỡ.
Tác dụng phụ của ‘Natrilix SR’
Tăng bài niệu bằng indapamid có thể gây rối loạn chất điện giải thể dịch. Trong quá trình dùng indapamid, có thể xuất hiện giảm kali huyết, giảm natri huyết hoặc nhiễm kiềm do giảm clor huyết. Giảm kali huyết là dùng liều quá cao, và là tác dụng không mong muốn thường gặp của indapamid với tỷ lệ 3 – 7% người bệnh dùng thuốc. Ðôi khi có giảm natri huyết; giảm natri huyết phát triển âm ỉ trong điều trị dài ngày, không biểu hiện triệu chứng và ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra giảm natri huyết nặng, nhưng hiếm. Dưới 5% người bệnh dùng indapamid có biểu hiện tăng nồng độ creatinin huyết thanh nhưng không quan trọng về mặt lâm sàng. Một vài trường hợp tăng acid uric huyết và rất hiếm trường hợp dẫn đến bệnh gút lâm sàng, trừ trường hợp có tiền sử mắc bệnh gút hoặc gia đình có thiên hướng mắc bệnh gút, hoặc có suy thận mãn tính. Tăng đường huyết và đường niệu xuất hiện dưới 1% người bệnh dùng indapamid, do kết quả thứ phát của giảm kali huyết. Sử dụng indapamid còn dẫn đến giảm dung nạp glucose ở một số ít người bệnh.
Ngoài rối loạn về điện giải và chuyển hóa, indapamid còn có những phản ứng không mong muốn sau đây:
-
Thường gặp: Chung: Mệt mỏi, yếu cơ; Chuyển hóa: Rối loạn điện giải và dịch; Thần kinh trung ương: Ðau đầu, chóng mặt hoa mắt; Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn.
-
Ít gặp: Tim mạch: Hạ huyết áp thế đứng, đánh trống ngực; Da: Phát ban, mẩn ngứa, mày đay.
Hiếm gặp: Máu: Giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt; Mắt: Cận thị cấp tính; Cơ vân: Chuột rút.
Lưu ý của ‘Natrilix SR’
Thận trọng khi sử dụng
Phải dùng indapamid thận trọng ở người mắc bệnh thận nặng, vì thể tích huyết tương giảm kèm theo tốc độ lọc cầu thận giảm có thể thúc đẩy tăng nitrogen huyết. Nếu tổn thương thận tiến triển phải ngừng sử dụng indapamid.
Cần thận trọng khi sử dụng indapamid cho người bệnh có chức năng gan suy giảm hoặc có bệnh gan đang tiến triển, đặc biệt khi xuất hiện kali huyết thanh giảm, vì mất cân bằng nước và điện giải do thuốc có thể thúc đẩy hôn mê gan.
Trong thời gian điều trị bằng indapamid, phải định kỳ xác định nồng độ đường huyết, đặc biệt ở người bệnh đã bị hoặc nghi ngờ đái tháo đường.
Giống thuốc lợi tiểu thiazid, phải thận trọng khi dùng indapamid ở những người bệnh cường cận giáp trạng hoặc các bệnh tuyến giáp trạng.
Nếu trong quá trình sử dụng indapamid xuất hiện tăng calci huyết và giảm phosphat huyết, phải ngừng thuốc trước khi tiến hành thử chức năng cận giáp trạng. Vì các thuốc lợi tiểu thiazid có thể làm trầm trọng thêm bệnh lupút ban đỏ toàn thân, nên khả năng này có thể xảy ra đối với indapamid. Ðối với người bệnh phẫu thuật cắt bỏ thần kinh giao cảm, sử dụng indapamid cũng phải thận trọng vì tác dụng hạ huyết áp của thuốc có thể tăng lên ở những người bệnh này.
-
Thời kỳ mang thai: Nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không gây độc hại đối với phát triển thai nhi. Tuy vậy trên người mang thai chưa có nghiên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh nên không được dùng indapamid cho người mang thai trừ phi lợi ích của việc sử dụng thuốc lớn hơn bất cứ nguy cơ tiềm tàng nào.
-
Thời kỳ cho con bú: Chưa biết indapamid có phân bố ở trong sữa hay không. Nếu cần thiết phải sử dụng thuốc cho người cho con bú thì phải ngừng cho con bú.
Tương tác thuốc
– Các loại thuốc có thể xảy ra tương tác:
Không được dùng indapamid kết hợp với các thuốc lợi tiểu khác vì có thể gây giảm kali huyết và tăng acid uric huyết. Giống thuốc lợi tiểu thiazid, không được dùng indapamid đồng thời với lithi vì các thuốc lợi tiểu giảm sự thanh thải của thận đối với lithi, do đó gây nguy cơ ngộ độc lithi.
Indapamid giảm đáp ứng của động mạch đối với chất gây co mạch như noradrenalin, nhưng mức giảm không đủ để ngăn cản tác dụng điều trị của noradrenalin.
– Thực phẩm, đồ uống có thể xảy ra tương tác:
Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ: tập thể dục hàng ngày, chế độ ăn ít natri hoặc ít muối, bổ sung kali, ăn nhiều các loại thực phẩm giàu kali (ví dụ, chuối, mận, nho khô, và nước cam)
– Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến thuốc:
Không được dùng indapamid cho người bệnh mới bị tai biến mạch máu não, người vô niệu, người bệnh có tiền sử dị ứng với indapamid hoặc với các dẫn chất sulfonamid.
Quy cách
Nhà sản xuất
Nước sản xuất
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Reviews
There are no reviews yet.