Mepilori 40 Là Gì?
Thuốc Mepilori là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV, chứa dược chất chính là esomeprazole, thuốc được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, điều trị Helicobacter pylori, …
Thuốc Mepilori được bào chế dưới dạng viên nang cứng, cỡ nang số 0, nắp và thân màu hồng nhạt, có in “40mg” màu đen trên thân nang, bên trong chứa các vi hạt hình cầu màu trắng hay trắng ngà. Thuốc được đóng gói theo quy cách Hộp 5 vỉ x 6 viên; Hộp 10 vỉ x 6 viên; Hộp 2 vỉ x 7 viên; Hộp 4 vỉ x 7 viên.
Thành Phần Của Mepilori 40
Thông Tin Thành Phần
Viên nang có chứa:
Thành phần
Hàm lượng
Esomeprazole
40mg
Công Dụng Của Mepilori 40
Chỉ định
Thuốc Mepilori được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Người lớn: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
-
Điều trị viêm trợt thực quản do trào ngược. Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để ngăn ngừa tái phát
-
Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Kết hợp với các phác đồ kháng khuẩn thích hợp để tiệt trừ Helicobacter pylori và
-
Chữa lành vết loét tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori và ngăn ngừa tái phát loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân loét có nhiễm Helicobacter pylori
Bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid liên tục
-
Chữa lành vết loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm không steroid
-
Ngăn ngừa loét dạ dày – tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid ở bệnh nhân có nguy cơ.
Điều trị kéo dài sau khi đã điều trị ngăn ngừa tái xuất huyết do loét dạ dày-tá tràng bằng đường tĩnh mạch. Điều trị hội chứng Zollinger Ellison.
Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
-
Điều trị viêm trợt thực quản do trào ngược. Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để ngăn ngừa tái phát.
-
Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Kết hợp với các kháng sinh trong điều trị loét tá tràng do Helicobacter pylori
Dược lực học
Esomeprazole là dạng đồng phân S- của omeprazole và làm giảm sự bài tiết acid dạ dày bằng một cơ chế tác động chuyên biệt. Thuốc là chất ức chế đặc hiệu bơm acid ở tế bào thành dạ dày. Cả hai dạng đồng phân R- và S- của omeprazole đều có tác động dược lực học tương tự.
Cơ chế tác dụng: Esomeprazole là một base yếu, được tập trung và biến đổi thành dạng có hoạt tính trong môi trường acid cao ở tiểu quản ống tiết của tế bào thành, tại đây thuốc sẽ ức chế enzym H+K+-ATPase (bơm acid) và ức chế cả sự tiết dịch cơ bản lan sự tiết dịch do kích thích.
Tác dung duơc lực hoc: Sau khi dùng liều uống esomeprazole 20 mg và 40 mg, thuốc khởi phát tác động trong vòng 1 giờ. Sau khi dùng lặp lại liều esomeprazole 20 mg, 1 lần/ngày trong 5 ngày, sự tiết acid tối đa trung bình sau khi kích thích bằng pentagastrin giảm 90% khi đo ở thời điểm 6-7 giờ sau khi dùng thuốc ở ngày thứ 5. Sau 5 ngày dùng liều uống esomeprazole 20 mg và 40 mg, pH trong dạ dày > 4 đã được duy trì trong thời gian trung bình tương ứng là 13 và 17 giờ trong vòng 24 giờ ở bệnh nhân trào nguơc dạ dày thực quản có triệu chứng. Tỷ lệ bệnh nhân duy trì pH trong dạ dày > 4 tối thiểu trong 8,12 và 16 giờ tương ứng là 76%, 54% và 24% đối với esomeprazole 20 mg và 97%, 92% và 56% đối với esomeprazole 40 mg. Khi dùng AUC như là một tham số đại diện cho nồng độ thuốc trong huyết tuơng, mối liên hệ giữa sự ức chế tiết acid với nồng độ thuốc và thời gian tiếp xúc đã được chứng minh.
Dược động học
Hấp thu: Esomeprazole dễ bị hủy ở môi trương acid và được uống dưới dạng vi hạt tan trong ruột, in vivo sự chuyển đổi sang dạng đồng phân R thì không đáng kể. Esomeprazole được hấp thu nhanh với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 1 đến 2 giờ sau khi uống. Sinh khả dụng tuyệt đối là 64% sau khi uống liều đơn 40 mg va tăng lên 89% sau khi dùng liều lặp lại 1 lần/ngày. Đối với liều esomeprazole 20 mg, các trị số này tương ứng là 50% và 68%. Thức ăn làm chậm và giảm sự hấp thu của esomeprazole, nhưng điều này không làm thay đổi đáng kể đến tác dụng của thuốc đến độ acid trong dạ dày.
Phân bố: Thể tích phân bố ở trạng thái ổn định ở người khỏe mạnh là khoảng 0,22l/kg trọng lượng cơ thể. 97% esomeprazole gắn kết với protein huyết tương.
Chuyển hóa: Esomeprazole được chuyển hóa hoàn toàn qua hệ cytochrome P450 (CYP). Phần chính của quá trình chuyển hóa esomeprazole phụ thuộc vào CYP2C19 đa hình, chịu trách nhiệm cho sự hình thành của các chất chuyển hóa hydroxy và desmethyl của esomeprazole. Phần còn lại phụ thuộc vào một chất đồng dạng đặc hiệu khác, CYP3A4, chịu nách nhiệm cho sự hình thành esomeprazote sulfon, chất chuyển hóa chính trong huyết tương.
Thải trừ: Các thông số dưới đây chủ yếu phản ánh dược động học của những cá nhân có enzym CYP2C19 hóa tính mạnh. Độ thanh thải huyết tương toàn phần khoảng 17l/giờ sau khi dùng liều đơn và khoảng 9 l/giờ sau khi dùng liều lặp lại. Thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 1,3 giờ sau khi dùng liều lặp lại một lần mỗi ngày. Esomeprazole được thải trừ hoàn toàn khỏi huyết tương giữa các liều mà không có xu hướng tích lũy trong quá trình dùng thuốc một lần mỗi ngày. Các chất chuyển hóa chính của esomeprazole không có tác dụng trên sự tiết acid dạ dày. Gần 80% liều uống esomeprazole được bài tiết dưới dạng các chất chuyển hóa trong nước tiểu, phần còn lại trong phân. Dưới 1% thuốc dạng không đổi được tìm thấy trong nước tiểu.
Liều Dùng Của Mepilori 40
Cách dùng
Nên nuốt toàn bộ viên thuốc cùng với nước. Không được nhai hay nghiền viên thuốc.
Liều dùng
Người lớn: Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD)
-
Điều trị viêm trợt thưc quản do trào ngược: 40 mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần. Khuyến cáo điều trị thêm 4 tuần nữa cho bệnh nhân viêm thực quản chưa được chữa lành hay vẫn có triệu chứng dai dẳng.
-
Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để ngăn ngừa tái phát: 20 mg x 1 lần/ngày.
Điều trị triệu chứng bệnh tràọ ngược da dày-thực quản (GERD): 20 mg x 1 lần/ ngày ở bệnh nhân không bị viêm thực quản. Nếu sự kiểm soát triệu chứng không đạt được sau 4 tuần, bệnh nhân nên được khám chuyên sâu hơn. Khi triệu chứng được giải quyết, kiểm soát triệu chứng sau đó có thể đạt được với việc sử dụng 20 mg/lần/ngày. Có thể dùng chế độ điều trị theo nhu cầu với liều 20 mg/lần/ngày. Ở bệnh nhân được điều trị NSAID có nguy cơ phát triển loét dạ dày và tá tràng, không khuyến cáo dùng chế độ điều trị theo nhu cầu để kiểm soát triệu chứng sau đó.
Kết hợp với các phác đồ kháng khuẩn thích hợp để tiệt trừ Helicobacter pylori và
-
Chữa lành vết loét tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori và
-
Ngăn ngừa tái phát loét da dày-tá tràng ở bênh nhân loét có nhiễm Helicobacter pylori: Esomeprazole 20 mg với amoxicillin 1 g và clarithromycin 500 mg, tất cả được dùng 2 lần/ngày trong 7 ngày.
Bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid liên tục: Chữa lành vết loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm không steroid: Liều thông thường 20 mg, 1 lần/ngày. Thời gian điều trị là 4-8 tuần. Ngăn ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid ở bệnh nhân có nguy cơ: 20 mg, 1 lần/ngày. Điều trị dài hạn sau khi ngăn ngừa tái xuất huyết dạ dày-tá tràng bằng đường tĩnh mạch: 40 mg, 1 lần/ngày trong 4 tuần sau khi ngăn ngừa tái xuất huyết dạ dày-tá tràng bằng đường tĩnh mạch.
Điều trị dài hạn sau khi ngăn ngừa tái xuất huyết dạ dày-tá tràng bằng đường tĩnh mạch: 40 mg, 1 lần/ngày trong 4 tuần sau khi ngăn ngừa tái xuất huyết dạ dày-tá tràng bằng đường tĩnh mạch.
Điều trị hội chứng Zollinger Ellison: Liều khởi đầu khuyến cáo là esomeprazole 40 mg x 2 lần/ngày. Sau đó điều chỉnh liều theo đáp ứng của từng bệnh nhân và tiếp tục điều trị khi còn chỉ định về mặt lâm sàng. Dữ liệu lâm sàng cho thấy phần lớn bệnh nhân có thể được kiểm soát với liều từ 80 đến 160 mg esomeprazole/ ngày. Khi liều hàng ngày lớn hơn 80 mg, nên chia liều dùng thành 2 lần/ngày.
Đối tượng đăc biệt.
Bệnh nhân suy thận: Không cần phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. Do kinh nghiệm còn hạn chế ở bệnh nhân suy thận nặng, nên thận trọng khi điều trị ở bệnh nhân này.
Bệnh nhân suy gan: Không cần phải điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan từ nhẹ và vừa. Liều esomeprazol cho bệnh nhân suy gan nặng không quá 20 mg/ngày.
Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD)
-
Điều trị viêm trợt thưc quản do trào nqược: 40 mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần. Khuyến cáo điều trị thêm 4 tuần nữa cho bệnh nhân viêm thực quản chưa được chữa lành hay vẫn có triệu chứng dai dẳng.
-
Điều trị dài han cho bênh nhận viêm thưc quản đã chữa lành để ngăn ngừa tái phát: 20 mg x 1 lần/ngày.
-
Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thưc quản (GERD): 20 mg x 1 lần/ngày ở bệnh nhân không bị viêm thực quản. Nếu sự kiểm soát triệu chứng không đạt được sau 4 tuần, bệnh nhân nên được khám chuyên sâu hơn. Khi triệu chứng được giải quyết, kiểm soát triệu chứng sau đó có thể đạt được với việc sử dụng 20 mg/lần/ngày.
Điều trị loét tá tràng do Helicobacter pylori: Khi lựa chọn liệu pháp phối hợp thích hợp, cần xem xét hướng dẫn chính thức của quốc gia, khu vực và địa phương về sự đề kháng vi khuẩn, thời gian điều trị (thường là 7 ngày nhưng đôi khi lên đến 14 ngày), và việc sử dụng hợp lý tác nhân kháng khuẩn. Việc điều trị cần được giám sát bởi bác sĩ. Các khuyến cáo về liều dùng là:
-
Bệnh nhân cân nặng 30 – 40 kg: Kết hợp với 2 kháng sinh: Dùng đồng thời esomeprazole 20 mg, amoxicillin 750 mg và clarithromycin 7,5 mg/kg cân nặng; 2 lần/ngày trong 1 tuần.
-
Bệnh nhân cân nặng > 40 kg: Kết hợp với 2 kháng sinh: Dùng đồng thời esomeprazole 20 mg, amoxicillin 1g và clarithromycin 500 mg; 2 lần/ngày trong 1 tuần.
Trẻ em dưới 12 tuổi: Không nên dùng esomeprazole cho trẻ em dưới 12 tuổi vì chưa có dữ liệu.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng: Cho đến nay có rất ít kinh nghiệm về việc quá liều có chủ đích. Các triệu chứng được mô tả có liên quan đến việc dùng liều 280 mg là các triệu chứng trên đuờng tiêu hóa và suy nhược. Các liều đơn esomeprazole 80 mg chưa gây nên những biến cố gì.
Cách xử trí: Không có thuốc giải độc đặc hiệu nào. Esomeprazole liên kết mạnh với protein huyết tương và vì vậy không thể thẩm tách dễ dàng. Trong trường hợp quá liều, nên điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ tổng quát.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bệnh nhân quên dùng thuốc, hãy dùng nó ngay khi nhớ. Tuy nhiên, nếu thời gian gần tới liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều bị quên. Không nên gấp đôi liều dùng (2 liều tại 1 thời diểm) để bù cho liều bị quên.
Khi sử dụng thuốc Mepilori, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Các phản ứng được phân loại theo tần số: Rất thường gặp (>1/10), thường gặp (>1/100 đến <1/10), ít gặp >1/1000 đến <1/100), hiếm gặp (>1/10000 đến <1/1000), rất hiếm gặp (<1/10000), chưa rõ (không thể ước tính được từ dữ liệu có sẵn).
Thường gặp: Hệ thần kinh: Nhức đầu. Tiêu hóa: Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buôn nôn/nôn, polyp tuyến đáy vị (lành tính).
Ít gặp: Chuyển hóa và dinh dưỡng, phù ngoại vi. Tâm thần: Mất ngủ. Hệ thần kinh: Chóng mặt, dị cảm, buồn ngủ. Tai và tai trong: Chóng mặt. Tiêu hóa: Khô miệng. Gan mật: Tăng enzym gan. Da và mô dưới da: Viêm da, ngứa, phát ban, nổi mề đay Cơ xương, mô liên kết và xương: Gãy xương hông, cổ tay hoặc cột sống.
Hiếm gặp: Máu và hệ bạch huyết: Giảm bạch cẩu, giảm tiểu cầu. Hệ miễn dịch: Phản ứng quá mẫn như sốt, phù mạch và phản ứng/sốc phản vệ. Chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ natri huyết. Tâm thần: Kích động, lú lẫn, trầm cảm. Hệ thần kinh: Rối loạn vị giác. Mắt: Nhìn mờ. Hô hấp, lồng ngực và trung thất: Co thắt phế quản. Tiêu hóa: Viêm miệng, nấm Candida đường tiêu hóa. Gan mật: Viêm gan có hoặc không có vàng da. Da và mô dưới da: Rụng tóc, nhạy cảm ánh sáng. Cơ xương, mô liên kết và xương: Đau khớp, đau cơ. Toàn thân: Khó chịu, tăng tiết mồ hôi.
Rất hiếm gặp: Máu và hệ bạch huyết: mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu. Tâm thần: Hung hăng, ảo giác. Hệ thần kinh: Rối loạn vị giác. Gan mật: Suy gan, bệnh não ở bệnh nhân có bệnh gan từ trước. Da và mô dưới da: Hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN). Cơ xuơng, mô liên kết và xương: Suy yếu cơ bắp. Thận và tiết niệu: Viêm thận kẽ. Hệ sinh sản và tuyến vú: Chứng vú to ở nam.
Chưa rõ: Chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm magnesi huyết, giảm magnesi huyết nghiêm trọng có thể tương quan với hạ calci huyết. Tiêu hóa: Viêm đại tràng vi thể. Da và dưới da mô: Lupus ban đỏ da bán cấp.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Ngưng dùng esomeprazole và gặp bác sĩ ngay lập tức nếu: Đột ngột thở khò khè, sưng môi, lưỡi và cổ họng hoặc toàn thân, phát ban, ngất xỉu hoặc khó nuốt (phản ứng dị ứng nghiêm trọng). Da nổi mẩn đỏ kèm phồng rộp và bong tróc. Cũng có thể có phồng rộp nặng và xuất huyết ở môi, mắt, miệng, mũi và bộ phận sinh dục. Đây có thể là “hội chứng Stevens-Johnson” hoặc “hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN)”. Vàng da, nước tiểu sẫm màu và mệt mỏi có thể là triệu chứng của các vấn đề về gan. Những tác dụng không mong muốn này rất hiếm và có thể ảnh hưởng đến 1 trên 1000 người. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
Lưu Ý Của Mepilori 40
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định:
Thuốc Mepilori chống chỉ định trong các trường hợp sau:
-
Quá mẫn với esomeprazole, nhóm benzimidazole thay thế hay bất cứ thành phần nào của thuốc. Không nên sử dụng esomeprazole đồng thời với nelfinavir.
Thận trọng khi sử dụng
Khi có sự hiện diện bất kỳ một triệu chứng cảnh báo nào (như là giảm cân đáng kể không chủ ý, nôn tái phát, khó nuốt, nôn ra máu hay phân đen) và khi bị hoặc nghi ngờ loét dạ dày, nên loại trừ bệnh lý ác tính vì điều trị bằng esomeprazole có thể làm giảm các triệu chứng và làm chậm trễ việc chẩn đoán.
Điều trị dài hạn: Bệnh nhân điều trị dài hạn (đặc biệt là những người đã điều trị hơn 1 năm) nên được theo dõi thường xuyên.
Điều trị theo nhu cầu: Bệnh nhân điều trị theo nhu cầu cần liên hệ với bác sĩ nếu có các triệu chứng thay đổi về đặc tính.
Tiệt trừ Helicobacter pylori: Khi kê toa thuốc esomeprazole để tiệt trừ Helicobacter pylori cần xem xét các tương tác có thể xảy ra trong phác đồ điều trị 3 thuốc.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton có thể dẫn tới tăng nhẹ nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như Salmonella và Campylobacter.
Hấp thu vitamin B12: Esomeprazol có thể làm giảm sự hấp thu vitamin B12 do giảm hoặc thiếu acid dịch vị.
Giảm magnesi huyết: Giảm magnesi huyết nghiêm trọng đã được báo cáo ở những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton như esomeprazole trong ít nhất 3 tháng, và ở hầu hết các trường hợp là 1 năm.
Tăng nguy cơ gãy xương: Các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt là khi dùng liều cao và trong thời gian dài (> 1 năm), có thể tăng nhẹ nguy cơ gãy cơ gãy xương hông, cổ, tay và cột sống, chủ yếu ở người cao tuổi hoặc khi có các yếu tố nguy cơ khác đã được công nhận.
Sử dụng đồng thời với các thuốc khác: Không khuyến cáo dùng đồng thời esomeprazole với các thuốc khác như atazanavir, clopidogrel.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Esomeprazole có ảnh hưởng nhỏ đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc. Các tác dụng không mong muốn như chóng mặt (ít gặp) và mờ mắt (hiếm gặp) đã được báo cáo. Nếu bệnh nhân bị ảnh hưởng thì không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai
Chưa có đủ dữ liệu lâm sàng về việc dùng esomeprazole trong thời kỳ mang thai. Nên thận trọng khi kê toa cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú
Chưa biết liệu esomeprazole có tiết ra sữa mẹ hay không. Không có đủ thông tin về tác dụng của esomeprazole ở trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ. Do đó, không nên dùng esomeprazole trong thời kỳ cho con bú.
Tương tác thuốc
Esomeprazole có tương tác lên dược động học của các thuốc: Thuốc ức chế protease, Metholtrexate, Tacrolimus, các thuốc hấp thu phụ thuộc pH, các thuốc hấp thu phụ thuộc pH, thuốc đươc chuyển hóa bởi CYP2C19, Diazepam, Phenytoin, Voriconazole, Cilostazol, Cisapride, Warfarin, Clopidogrel
Ảnh hưởng của các thuốc khác lên dươc động hoc của esomeprazole: Các thuốc ức chế CYP2C19 và/hoăc CYP3A4, các thuốc cảm ứng CYP2C19 và/hoăc CYP3A4
Tương kỵ thuốc: Không áp dụng.
Bảo Quản
Bảo quản: ở nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
Reviews
There are no reviews yet.