Nhà sản xuất
Công ty cổ phần dược phẩm OPV.
Địa chỉ: Số 27 đường 3A, KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai, Việt Nam.
Quy cách đóng gói
Hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 7 viên.
Dạng bào chế
Viên nén bao phim có in tên và hàm lượng ở 2 mặt.
Thành phần chính
Mỗi viên thuốc có chứa:
– Ciprofloxacin 500 mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của Ciprofloxacin
– Đây là kháng sinh bán tổng hợp nhóm Quinolon, có hoạt tính rộng và mạnh đối với vi khuẩn gram âm và gram dương.
– Cơ chế diệt khuẩn: ức chế enzyme DNA gyrase, ngăn cản quá trình sinh sản của vi khuẩn.
– Có tác dụng với các chủng vi khuẩn đã kháng kháng sinh nhóm khác.
– Phổ kháng khuẩn:
+ Vi khuẩn gram âm: Pseudomonas, Enterobacter.
+ Vi khuẩn gram dương: Enterococcus, Staphylococcus.
+ Vi khuẩn đường ruột: Salmonella, Shigella.
+ Vi khuẩn đường hô hấp: Haemophilus, Legionella.
Chỉ định
Thuốc dùng để điều trị:
– Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, ổ bụng, đường mật.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục, sản phụ khoa, lậu cầu.
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng.
– Nhiễm khuẩn huyết, xương khớp, da và mô mềm.
-Dự phòng nhiễm khuẩn ở người miễn dịch suy giảm, bệnh não mô cầu.
Cách dùng thuốc
Cách sử dụng
– Uống nguyên viên thuốc với nhiều nước.
– Uống sau bữa ăn 2 giờ.
– Không dùng thuốc Antacid sau khi uống thuốc 2 giờ.
Liều dùng
Để đạt hiệu quả điều trị cần tuân thủ chế độ kê đơn của bác sĩ, có thể tham khảo liều dùng:
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
+ Có biến chứng: 500 mg/lần, 2 lần/ngày.
+ Chưa biến chứng: 250 mg/lần, 2 lần/ngày.
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp và xương khớp: 750 mg/lần, 2 lần/ngày.
– Lậu cầu: liều đơn 250 mg.
– Phòng não mô cầu:
+ Người lớn và trẻ em trên 20kg: liều duy nhất 500 mg.
+ Trẻ em dưới 20kg: liều duy nhất 250 mg hoặc 20 mg/kg thể trọng.
– Phòng nhiễm khuẩn ở người suy giảm miễn dịch: 250-500 mg/lần, 2 lần/ngày.
– Các nhiễm khuẩn khác: 500 mg/lần, 2 lần/ngày.
Thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tái khám sau 14 ngày.
Cách xử trí khi quên liều và quá liều
– Nếu quên liều, người bệnh nên uống liều thay thế, không uống bù liều gấp đôi.
– Nếu quá liều sẽ xảy ra một số phản ứng phụ như buồn nôn, ỉa chảy, phản ứng phản vệ. Đến cơ sở y tế gần nhất để được xem xét gây nôn hoặc rửa dạ dày.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc cho:
– Người quá mẫn cảm với kháng sinh nhóm Quinolon và bất cứ thành phần tá dược nào có trong thuốc.
– Phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc OpeCipro 500mg:
– Thường gặp: đau bụng, nôn, tiêu chảy, tăng men gan.
– Ít gặp: nhức đầu, nhịp tim nhanh, kích động, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa, phát ban, đau khớp, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu lympho.
– Hiếm gặp: sốc phản vệ, thiếu máu, co giật, lú lẫn, mất ngủ, trầm cảm, rối loạn vị giác, tăng áp lực sọ não, viêm mạch, hội chứng Lyell.
Thông báo với thầy thuốc các phản ứng phụ xảy ra.
Tương tác
Một số tương tác thuốc phổ biến:
– Giảm nồng độ của Ciprofloxacin khi dùng chung với:
– Thuốc kháng acid dạ dày, các chế phẩm chứa nhôm, magie, sắt.
– Thuốc gây độc tế bào: Vincristine, Doxorubicin, Cyclophosphamide.
– Thuốc Didanosin.
– Tăng tác dụng phụ và nồng độ của kháng sinh: thuốc chống viêm non-steroid (Meloxicam, Ibuprofen, Naproxen, Indomethacin…), thuốc Probenecid.
– Tăng tác dụng phụ của các thuốc kết hợp: Theophylin, Warfarin, Ciclosporin.
Lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Vì Ciprofloxacin được coi là một trong những kháng sinh mạnh nhất của nhóm Quinolon nên độc tính kèm theo cao. Đồng thời, thuốc được bài tiết vào sữa mẹ. Do vậy, không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ đang có thai và cho con bú.
Người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc gây chóng mặt, đau đầu, ảnh hưởng đến việc lái xe và làm việc. Vì thế, không dùng thuốc cho đối tượng này.
Điều kiện bảo quản
Thuốc được lưu giữ:
– Trong vỉ có màng bọc kín.
-Ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh nắng mặt trời và độ ẩm cao.
-Để xa tầm tay trẻ em.
Reviews
There are no reviews yet.